Lịch sử Chùa Am
- Phần một là nói về tinh thần: nói lên đường lối cách thức, phương pháp,đạo đức của Chùa Am để dẫn dắt mọi người trở thành những con người tốt có ích cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng.
Phần hai là phần nói về những nhân vật: Nói rõ những nhân vật trong Chùa Am đã thừa kế nối tiếp làm nên những trang sử có ích cho đời cho đạo. Chùa Am ra đời là vì đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sự bóc lột các triều đại phong kiến và cuối cùng Chùa Am quyết tâm chống lại GIẶC SINH TỬ đòi quyền làm chủ sự SỐNG CHẾT cho loài người.
Chùa Am đã bắt đầu từ một võ tướng của Tây Sơn về đây trú ngụ, để âm thầm chiến đấu chống giặc Pháp ngoại xâm. Các vị trụ trì Chùa Am tiếp nối nên ngày nay Chùa Am mới có những trang sử chống giặc cướp nước và đập tan sự bóc lột của những tập đoàn phong kiến các vương triều nhà Nguyễn, khiến cho Chùa Am ngày càng phát triển trở thành một Tu Viện có tầm cỡ cả nước nên các giới tri thức trong nước cũng như ở nước ngoài đều quan tâm lưu ý.
Nơi đây xuất phát những người con yêu nước và nhất là nơi đây lại xuất hiện một nền văn hóa đạo đức nhân bản – nhân quả đem lại cho dân tộc và loài người trên thế giới một cuộc sống nhân văn không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh.
Một nền đạo đức đã có từ xa xưa từ khi có loài người, nhưng đến khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời mới dựng lên và truyền dạy cho chúng ta. Khi Ngài mất thì các tôn giáo khác đã ra công dìm mất nền đạo đức này để thay thế vào những kinh sách và giáo pháp mù quáng, mê tín, lạc hậu.
Vì thế loài người đến ngày nay ít ai biết đến nền đạo đức này. Mãi đến vị trụ trì đời thứ tư của Chùa Am ra đời mới ra công biên soạn bộ sách đạo đức nhân bản – nhân quả để mọi người sống không làm khổ cho nhau và nhất là không làm khổ chúng sinh.
Chùa Am có một chiều dài lịch sử hơn hai trăm năm, từ khởi thủy đến phát triển để trở thành một Tu viện Chơn như, có 260 ngôi nhà lớn nhỏ, một cảnh quan tu hành yên tịnh, có rừng cây mát mẻ, có đường đi, lối lại sạch đẹp khắp nơi trong Chùa Am, là nơi học tập đạo đức, rèn luyện nghị lực để trở thành những người tốt cho xã hội.
Gợi ý
-
Chú tâm tỉnh giác
là pháp môn nương vào thân hành niệm nội và ngoại tu tập để đoạn tận lậu hoặc: 1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác 2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở. 3/ Thân Hành Niệm. Nếu ai tu đúng pháp Chú tâm tỉnh giác thì sức tỉnh giác rất...
-
Giáo đoàn Chơn Như
với mục đích: Thứ nhất: Ổn định cư sĩ và tu sĩ đang theo học tại tu viện Chơn Như vào nề nếp oai nghi tế hạnh. Thứ hai: Chọn người giới đức làm sứ giả Như Lai đem nền đạo đức đến với mọi người. Thứ ba: Chọn người...
-
Kiến bộc lưu
là dòng thác kiến chấp tức là sức mạnh của kiến chấp.
-
Muốn đoạn dứt các sự đau khổ - (lậu hoặc)
thì phải “như lý” giải thoát mà “tác ý”; Tâm có tham thì “Tham là ác pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc “Tham không phải là ta. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”. Tâm có sân thì “Sân là ác pháp là khổ đau hãy...
-
Nghi triền cái
Là cái màn ngăn che nghi khiến cho ta không thấy, nhưng nghi vẫn còn y nguyên.
-
Siêng năng ngăn ác, diệt ác pháp
là sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả để đem lại cho mình, cho người một niềm vui chân thật.
-
Tính chất thiện pháp
là nền đạo đức nhân quả thiện, chẳng làm khổ mình khổ người mà Đức Phật đã triển khai thành một pháp hành để thực hiện Thiền định, đó là “Tứ Chánh Cần”, cũng chính từ gốc pháp môn này, mới làm chủ sự sanh tử, luân hồi.
-
Tham đọa
Tham đọa tức là tham độc, một trong ba độc tham, sân, si. Tham đọa là lòng tham muốn đưa chúng ta vào sự khổ đau; tham đọa còn có nghĩa là do lòng tham muốn đưa chúng ta vào cảnh khổ hay địa ngục. Lòng còn tham muốn là...
-
Trí tuệ Tam Minh
là trí tuệ hiểu biết, siêu không gian và thời gian.
-
A La Hán
là học trò của Phật (đệ tử), chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. A La Hán là quả vị của người tu sĩ đạo Phật đã chứng đạt Bốn Thánh Định (Tứ Thiền) và Tam Minh, làm chủ sanh, già...
-
Chùa
là nơi để tu hành giải thoát, không phải chùa là nơi để nghỉ mát, nghỉ hè, làm việc mê tín, dị đoan. Chùa là nơi để cho tăng, ni tu tập giải thoát khỏi sự khổ đau của cuộc đời và chấm dứt tái sanh luân hồi, chứ không...
-
Giáo lý thọ tam quy và trì ngũ giới
là Giáo lý căn bản của Phật pháp.
-
Kiến giải
là người tu thiền theo ngoại đạo, tu tập thiền định ức chế tâm “dừng vọng tưởng”. Khi vọng tưởng dừng, hành giả rơi vào định tưởng (Không Vô Biên Xứ Tưởng), từ đó triển khai tưởng tuệ. Hành giả tu đến đây có những “tiểu ngộ” hoặc “đại ngộ”...
-
Muốn đoạn tận các lậu hoặc
thì phải tu tập hằng ngày để đoạn trừ cho được lậu hoặc, đó là: 1/ Hộ trì các căn, 2/ Tiết độ ăn uống, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Muốn Hộ trì các căn thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng.Hộ...
-
Nghiệp
Nghiệp thiện hay nghiệp ác đều do Thân, Khẩu, Ý của chúng ta, gồm có ba thứ: Thứ nhất là Thân nghiệp. Thứ hai là Khẩu nghiệp. Thứ ba là Ý nghiệp. Nghiệp căn bản của thân thường xảy ra trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.Do tư...
-
Siêng năng nuôi mạng sống bằng những thực phẩm thiện
là không nên nuôi mạng sống bằng những thực phẩm ác, nghĩa là hằng ngày không nên ăn thịt chúng sanh, vì ăn thịt chúng sanh là đem sự đau khổ vào thân. Thân bệnh đau hay tai nạn này, tai nạn khác đều do nuôi mạng sống trong sự...
-
Tính của địa giới
Tính của địa giới là dung chứa, dù dơ bẩn bất tịnh hay trong sạch thanh tịnh thì tính địa giới không có phân biệt phiền hà than trách, không có vui mừng hay khen chê. Cho nên khi học về tính của địa giới thì có sự ước mong...
-
Tham dục ám ảnh
là lòng tham muốn hiện ra lởn vởn trong trí ray rứt không yên.
-
Trí tuệ thế gian
là sự hiểu biết và tư duy suy nghĩ một điều gì mà do lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thúc đẩy. Tri kiến giải thoát không phải ngoài trí tuệ thế gian. Nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì tri kiến đó là tri kiến...
-
A La Hán Độc Giác
là người tự mình tìm ra pháp môn tu tập đạt được tâm vô lậu hoàn toàn. Trên đời này chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người duy nhất tự mình tìm ra pháp môn tu tập đạt được tâm vô lậu hoàn toàn, ngoài ra thì...